Net weight và Gross Weight là những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay đóng gói hàng hóa. Vậy Net weight là gì? Gross Weight là gì? Hãy cùng Hoàng Mỹ Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết cách tính đúng sao cho tối ưu khối lượng hàng hóa nhé!
Contents
Net weight là gì?
Net weight (viết tắt NW) là thuật ngữ rất quan trọng trong kinh doanh và vận chuyển hàng hóa. Đây chính là khối lượng thực của sản phẩm, không tính phần bao bì bên ngoài như thùng carton, túi nilon hoặc các vật liệu bảo vệ khác.
Để tính Net Weight, bạn cần áp dụng công thức sau:
W = m * g
Trong đó:
- m: khối lượng
- g: gia tốc trọng trường
Ngoài ra, Net Weight còn được tính theo công thức: F = m x g (trong đó, F là kí hiệu trọng lượng tính theo lực).
>>> Xem thêm: Quy cách phẩm chất hàng hóa là gì trong thương mại?
Ý nghĩa của Net Weight trong vận chuyển
Trong lĩnh vực thương mại và vận chuyển, Net Weight (khối lượng tịnh) là một thông số quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định chính khi lựa chọn phương tiện vận chuyển.
Lý do là vì hàng hóa trước khi vận chuyển đều đã được đóng gói cẩn thận, thậm chí có thể được bọc thêm nhiều lớp bảo vệ như hộp carton, thùng nhựa, thùng gỗ,… Do đó, khối lượng thực tế và kích thước tổng thể của kiện hàng mới là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc:
- Lựa chọn thùng container chứa hàng.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển hoặc máy móc bốc dỡ hàng hóa.
Mặc dù Net Weight không có nhiều ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên trong giấy tờ thủ tục liên quan đến hoạt động vận tải, các cá nhân/doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai thông số Net Weight. Bởi lẽ, thông số này ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm nên có liên quan đến vấn đề thuế.

Gross weight là gì?
Gross Weight (GW) là tổng khối lượng của cả hàng hóa, bao bì đóng gói và tất cả các thành phần liên quan như thùng chứa, pallet,… Hiểu đơn giản, đây chính là số cân nặng thực tế của kiện hàng khi đã đóng gói hoàn chỉnh, sẵn sàng giao đi.
Ví dụ: Một kiện hàng có cân nặng là 50kg, lớp xốp và thùng carton nặng 2kg. Sau khi đóng gói hoàn chỉnh, trọng lượng hàng hóa sẽ là 52kg, đây được gọi là Gross Weight.
Để tính Gross Weight (trọng lượng tổng), bạn cần áp dụng theo công thức sau:
Gross Weight = Net Weight (khối lượng tịnh của hàng hóa)+ Trọng lượng bao bì
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu máy cưa nhập khẩu 20 máy cưa, mỗi máy nặng 15kg. Thùng gỗ đóng gói nặng 5kg, Net Weight của mỗi máy cưa là 15 kg.
Vậy, Gross Weight sẽ là: 15kg (máy cưa) + 5 kg (thùng gỗ) = 20 kg. Tổng trọng lượng của kiện hàng máy cưa là: 20 máy cưa x 20kg/máy = 400kg.

>>> Xem thêm: Quy trình đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn mới nhất
Một số đại lượng tương tự khác
Ngoài Net Weight và Gross Weight, người ta còn sử các đại lượng như Volume Weight hay Charge Table Weight để biểu thị cho trọng lượng hàng hóa. Trong đó:
- Volume Weight (VW): Là cách tính trọng lượng dựa vào kích thước kiện hàng.
- Charge Table Weight (CW): Là trọng lượng dùng để tính cước vận chuyển, thường được sử dụng rộng rãi trong ngành logistics.
Sự khác nhau giữa đại lượng Gross Weight và Net Weight là gì?
Gross Weight là tổng trọng lượng bao gồm cả bao bì, trong khi đó Net Weight là khối lượng tịnh không bao gồm cả bao bì. Do đó, Gross Weight luôn bao gồm Net Weight. Trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển hàng quốc tế, chi phí vận tải thường được tính dựa trên Gross Weight thay vì Net Weight. Điều này sẽ có lợi đối với những doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Cách tối ưu Gross weight trong đóng gói hàng hóa
Trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là khi gửi hàng quốc tế hay vận chuyển bằng đường hàng không, chi phí vận chuyển được tính chủ yếu theo Gross Weight – tức là tổng trọng lượng hàng hóa bao gồm cả bao bì, vật liệu đóng gói.
Do đó, để giảm chi phí, doanh nghiệp và người gửi cần tìm cách tối ưu sao cho Gross Weight thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo hàng hóa được bảo vệ an toàn chính là giảm khối lượng bao bì. Cụ thể:
- Khi đóng gói hàng hóa, cần lựa chọn loại bao bì bền chắc và có kích thước phù hợp với hàng hóa, tránh gây lãng phí.
- Tránh sử dụng thùng carton cũ hoặc thùng sản xuất sẵn. Tốt nhất là đặt làm riêng thùng theo đúng kích thước hàng hóa để vừa tiết kiệm diện tích vừa giảm trọng lượng thừa.
- Tùy vào tính chất hàng hóa, bạn có thể chọn màng co, túi khí, xốp hay mút chèn để cố định và bảo vệ hàng. Việc đóng gói cẩn thận sẽ giúp hạn chế tối đa va đập, xê dịch hay hư hỏng khi vận chuyển, đặc biệt là khi gửi đường dài.
>>> Xem thêm: Cách thiết kế kho chứa hàng theo tiêu chuẩn
Những quy định về khối lượng tịnh
Việc ghi đúng và chính xác Net Weight là yêu cầu bắt buộc. Theo quy định của Thông tư 21/2014/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, tất cả doanh nghiệp sản xuất, đóng gói hàng hóa bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn đo lường khi ghi nhãn sản phẩm. Quá trình này sẽ được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của người tiêu dùng.
Dấu định lượng là một dấu hiệu pháp lý được cấp cho các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn về đo lường và đóng gói. Đây cũng là cơ sở giúp người tiêu dùng nhận biết rằng doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Những cơ sở kinh doanh đáp ứng những quy chuẩn trên thì sẽ được cấp dấu định lượng, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực chứng nhận.

Trên đây, bài viết đã giải đáp những thắc mắc về Net weight là gì, cách tính Net weight và Gross Weight, cùng những quy định liên quan đến những đại lượng này. Hy vọng những thông tin của Hoàng Mỹ Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách giảm GW một cách khoa học, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả.