Quy trình đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn mới nhất

Đóng gói sản phẩm là bước quan trọng trong quá trình vận chuyển và lưu kho, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng, đổ vỡ hoặc thất lạc, cũng như tạo ấn tượng tốt với khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm. Vậy quy trình đóng gói như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phẩm? Cùng Hoàng Mỹ Nam khám phá ngay bài viết sau đây!

Tại sao nên đóng gói hàng hóa?

Việc đóng gói hàng hóa mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp như:

Bảo vệ hàng hóa

Đóng gói hàng hóa không chỉ là khâu kỹ thuật đơn thuần, mà đây còn là cách giúp bảo vệ sản phẩm khi rời kho của doanh nghiệp để đến tay khách hàng. Một sản phẩm nguyên vẹn, chỉn chu, không trầy xước hay móp méo sẽ tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp, xây dựng niềm tin mạnh mẽ.

Ngược lại, chỉ cần một lỗi nhỏ trong quy trình đóng gói dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những khiếu nại, trả hàng, thậm chí là mất khách hàng vĩnh viễn. Điều này không chỉ làm tổn thất doanh thu mà còn làm lung lay uy tín thương hiệu. Do đó, việc đầu tư vào quy trình đóng gói bài bản chính là cách thông minh để doanh nghiệp bảo vệ giá trị sản phẩm và danh tiếng của mình.

>>> Xem thêm: Top 10+ tiêu chuẩn kiểm tra thùng carton chất lượng

Tiết kiệm chi phí hiệu quả

Các khoản chi cho đóng gói đều cần được tính toán chặt chẽ, không chỉ là tiền mua vật liệu mà còn liên quan đến chi phí vận hành kho, điện nước và những chi phí phát sinh khác. Khi doanh nghiệp xây dựng quy trình đóng gói khoa học, sử dụng vật liệu vừa đủ thì chi phí tổng thể sẽ được tối ưu.

Đặc biệt, hàng hóa được đóng gói tốt còn giúp hạn chế hư hỏng hàng hóa, giảm phát sinh đổi trả, tiết kiệm chi phí vận chuyển ngược và rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng.

Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu

Từ hộp đựng, tem nhãn, logo cho đến từng dòng thông tin trên bao bì – tất cả đều là cơ hội để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng. Một sản phẩm được đóng gói đẹp mắt, chuyên nghiệp không chỉ làm khách hàng hài lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên mà còn khiến họ ghi nhớ, thậm chí chủ động giới thiệu cho người khác. Đây chính là hình thức marketing đầy sức mạnh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên tận dụng triệt để.

Quy trình đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp

Để đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng được nguyên vẹn và thẩm mỹ, bạn cần thực hiện đóng gói theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Bọc kín hàng hóa bằng túi khí

Sau khi sản phẩm được dán tem niêm phong, tem thông tin hoặc tem bảo hành, bạn cần sử dụng 3 lớp túi bóng khí để bọc qua kiện hàng. Điều này giúp bảo vệ hàng hóa khỏi va đập và hư hại trong khi vận chuyển.

  • Bước 2: Xếp hàng vào thùng carton

Xếp hàng hóa đã được bọc kín vào thùng carton, sau đó dùng màng xốp hơi chèn vào các không gian còn trống để tạo lớp bảo vệ thứ hai cho hàng hóa. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thùng carton chịu lực tốt và có độ dày vừa phải để bảo vệ hàng hóa tốt hơn.

  • Bước 3: Dán thông tin gửi và nhận hàng

Sau khi xếp hàng vào thùng carton, bạn cần dán thông tin người nhận, người gửi lên phía trên thùng hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm các thông tin về mặt hàng để đơn vị vận chuyển có thể nắm rõ được tính chất sản phẩm và dễ dàng xử lý trong quá trình vận chuyển.

Phiếu giao hàng thường có 2 bản, 1 bản dán lên kiện hàng để người giao nhận kiểm tra và 1 bản để người giao giữ như biên lai.

  • Bước 4: Lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp

Sau khi hoàn tất quy trình đóng gói trên, bạn cần lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với từng loại hàng hóa và yêu cầu giao nhận.

Nên bọc hàng hóa với túi bóng khí để đảm bảo an toàn khi vận chuyển
Nên bọc hàng hóa với túi bóng khí để đảm bảo an toàn khi vận chuyển

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đóng gói thùng carton chi tiết, đúng cách

Cách đóng gói hàng hóa cho từng ngành cụ thể

Mỗi ngành hàng đều sẽ có những tiêu chuẩn và quy trình đóng gói riêng biệt, bạn cần nắm rõ điều này để tránh xảy ra sai sót trong quá trình đóng gói hàng hóa.

Cách đóng gói cho bao bì thực phẩm

Ngành thực phẩm đòi hỏi yêu cầu đóng gói khắt khe nhất, vì đây là mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn và cực kỳ nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp cần lựa chọn đúng loại bao bì theo đặc tính sản phẩm:

  • Bao bì kín – Bảo vệ thực phẩm tươi sống, đồ đông lạnh hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bao bì hở – Dành cho các mặt hàng khô như trái cây sấy, bánh kẹo đóng gói lẻ.
  • Bao bì bọc ngoài – Tăng cường lớp bảo vệ trong quá trình vận chuyển đường dài hoặc xuất khẩu.

Với thực phẩm, mỗi vết rách nhỏ trên bao bì hay dấu hiệu hư hỏng đều có thể trở thành “kẻ phá hoại” uy tín thương hiệu. Đừng để khách hàng mất niềm tin chỉ vì một khâu đóng gói thiếu chuyên nghiệp.

Cách đóng gói đối với các mặt hàng điện tử

Các mặt hàng công nghệ như laptop, điện thoại hay linh kiện điện tử đều có giá trị cao và rất dễ hư hỏng. Đóng gói cho ngành này không chỉ cần chặt chẽ, mà còn phải có khả năng hấp thụ va đập tối ưu.

Giải pháp hiệu quả:

  • Sử dụng mút xốp định hình hoặc PE Foam ôm khít từng sản phẩm.
  • Bổ sung miếng bọt chống sốc để ngăn chặn mọi rung lắc.
  • Lựa chọn vật liệu thân thiện môi trường, có thể tái chế, vừa an toàn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Một chiếc hộp chỉn chu với lớp bảo vệ chuyên nghiệp không chỉ giúp sản phẩm an toàn, mà còn nâng tầm thương hiệu trong mắt khách hàng.

Cách đóng gói cho các loại hàng dễ vỡ

Với các mặt hàng dễ vỡ như gốm sứ, thủy tinh, đèn trang trí,… nếu đóng gói không chắc chắn có thể xảy ra tình trạng đổ vỡ, hư hỏng hàng hóa. Vì vậy, bạn cần sử dụng thêm tấm bọt khí để cuộn kín bề mặt sản phẩm. Cụ thể:

  • Quấn kín sản phẩm bằng màng bọt khí nhiều lớp.
  • Đặt sản phẩm vào hộp carton dày, bên trong lót thêm xốp hoặc giấy chèn.
  • Dán nhãn cảnh báo “Hàng dễ vỡ – Xin nhẹ tay” ngay bên ngoài bao bì.
Nên bọc kỹ các mặt hàng dễ vỡ trước khi đóng hàng gửi đi
Nên bọc kỹ các mặt hàng dễ vỡ trước khi đóng hàng gửi đi

>>> Xem thêm: Hướng dẫn 8 cách đóng gói hàng hóa dễ dàng & hiệu quả

Cách đóng gói đối với các sản phẩm may mặc, quần áo

Hàng thời trang không chỉ cần đẹp khi trưng bày mà phải chỉn chu ngay từ lúc khách nhận hàng. Đặc biệt với các chất liệu cao cấp như da hay lụa, bạn cần chuẩn bị thêm các loại vật liệu sau đây để đảm bảo món hàng được chỉn chu, giúp chinh phục khách hàng ngay từ lần mua đầu tiên:

  • Túi nilon chống ẩm để bảo vệ chất liệu.
  • Giấy lót mềm để giữ form dáng.
  • Túi zip hoặc hộp carton cao cấp khi gửi hàng cao cấp, làm quà tặng.

Cách đóng gói đối với các chai lọ

Đối với các chai lọ chứa chất lỏng bên trong, trong quá trình vận chuyện sẽ dễ bị tràn đổ ra ngoài. Do đó, để tránh sự cố đáng tiếc, bạn cần sử dụng thêm vách ngăn đàn hồi để cố định từng chai, niêm phong nắp chai kỹ lưỡng, kết hợp cùng băng dính chống tràn. Sau đó đóng gói trong hộp carton 5 lớp để đảm bảo chịu lực tốt, hàng đến tay khách vẫn còn nguyên vẹn.

Các sản phẩm chai lọ chứa chất lỏng cần được bọc thêm túi nhựa không hở
Các sản phẩm chai lọ chứa chất lỏng cần được bọc thêm túi nhựa không hở

Một số lưu ý trong quá trình đóng gói hàng hóa

Khi đóng gói hàng hóa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi giao đến tay khách hàng:

  • Nói không với thùng carton cũ: Sử dụng thùng carton cũ có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu, nhưng rủi ro kèm theo lại khá lớn. Thùng cũ thường dễ bị móp méo, rách vỡ khi xếp chồng hoặc vận chuyển đường dài. Điều này sẽ làm giảm đi sự uy tín của bạn trong mắt khách hàng.
  • Chọn thùng carton có kích thước phù hợp: Kích thước thùng phải khớp với sản phẩm. Nếu thùng quá to, hàng hóa sẽ liên tục xê dịch trong quá trình vận chuyển, tăng nguy cơ hư hỏng. Khoảng trống trong thùng cần được lấp đầy bằng giấy chèn, túi khí hoặc xốp, giúp sản phẩm luôn nằm cố định và được bảo vệ trọn vẹn.
  • Tránh dùng túi bọt khí tái chế: Túi bọt khí cũ sau nhiều lần sử dụng sẽ bị xẹp, giảm khả năng chống sốc đáng kể. Vì vậy, đừng tiếc chi phí nhỏ mà bỏ qua lớp bảo vệ quan trọng này. Túi bọt khí mới chất lượng cao chính là khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại sự an tâm lớn khi hàng được vận chuyển đường dài.
  • Sử dụng keo dán chất lượng: Chọn loại keo dán có độ bám dính cao, đặc biệt với các đơn hàng xuất khẩu hoặc vận chuyển liên tỉnh. Keo chất lượng kém rất dễ bung mép trong quá trình di chuyển, khiến sản phẩm bên trong rơi ra hoặc thấm nước nếu gặp trời mưa. Một đoạn băng keo chắc chắn chính là lời cam kết chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Nên lựa chọn vật liệu đóng gói chất lượng để bảo vệ sản phẩm tối đa
Nên lựa chọn vật liệu đóng gói chất lượng để bảo vệ sản phẩm tối đa

Việc tuân thủ các bước của quy trình đóng gói sản phẩm trong bài viết trên đây của Hoàng Mỹ Nam sẽ giúp cho hàng hóa được bảo quản tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp, mà còn tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

>>> Xem thêm: Các kích thước thùng carton tiêu chuẩn phổ biến