Thùng carton là loại vật liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ các ngành công nghiệp sản xuất đến đời sống. Trong bài viết này, hãy cùng Hoàng Mỹ Nam khám phá cấu tạo thùng carton, phân loại và các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thùng carton mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng cần biết.
Contents
Cấu tạo thùng carton
Về cơ bản, thùng carton được cấu tạo bởi 3 lớp chính. Dưới đây là đặc điểm của từng lớp:
- Lớp ngoài cùng: Lớp này sử dụng giấy carton có màu trắng, vàng hoặc nâu. Giấy có độ cứng, đạt độ láng bóng, sáng màu và khả năng bám mực cao. Tùy vào từng nơi sản xuất mà chất lượng và màu sắc giấy cũng có sự khác biệt.
- Lớp giữa: Bao gồm các lớp sóng giấy và rãnh, có vai trò như một lớp đệm giúp bảo vệ sản phẩm, tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
- Lớp đáy (mặt trong): Là các loại giấy xeo thường hoặc giấy nâu, hỗ trợ việc cố định lớp giữa, gia tăng vai trò trợ lực trên toàn bề mặt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đóng gói thùng carton chi tiết, đúng cách
Phân loại các lớp sóng của bìa carton
Cấu tạo thùng carton có nhiều lớp và tạo thành sóng. Không tính các dạng đặc thù thì thùng carton thường có 6 loại sóng như sau:
- Sóng A: Là loại sóng giấy cao 4.7mm, số sóng trên mỗi 30cm: 33 +/- 3. Loại giấy thiết kế theo tiêu chuẩn sóng này thường chịu lực phân tán tốt, kết hợp với mặt trong và mặt ngoài sẽ tạo nên một tấm giấy có độ dày cao nhất. Sóng A sẽ tận dụng tối đa đặc tính độ bụt và xếp chồng cao các mặt hàng dễ vỡ.
- Sóng B: Loại sóng có độ cao 2.5mm, số sóng trên mỗi 30cm là 47 +/- 3. Khi thiết kế theo tiêu chuẩn sóng B, các tấm giấy sẽ chịu được lực xuyên thủng cao, thường được dùng làm hộp bế, đựng rau quả, trái cây,…
- Sóng C: Là loại sóng có độ cao 3.6mm, số sóng trên mỗi 30cm là 39 +/- 3. Các loại giấy của tấm carton sử dụng sóng C sẽ có được cả 2 ưu điểm trên sóng A và sóng B, chịu được lực xuyên thủng tốt và phân tán lực ở mức tương đối.
- Sóng E: Là loại sóng có độ cao giấy 1.5mm, số sóng trên mỗi 30cm là 90 +/- . Sóng E thường được sử dụng để đóng gói cho bao bì hàng tiêu dùng, mặt ngoài màu trắng in nhiều hình ảnh bên ngoài.
- Sóng BC: Loại sóng này là sự kết hợp giữa 1 lớp sóng B và 1 lớp sóng C, do đó tấm giấy được thiết kế theo sóng này có thể đáp ứng độ dày thùng và khả năng chịu lực tốt.
- Sóng AC: Là loại sóng kết hợp giữa 1 lớp sóng A và 1 lớp sóng C, đáp ứng khả năng chịu lực tối ưu.

>>> Xem thêm: Top 10+ tiêu chuẩn kiểm tra thùng carton chất lượng
Một số loại thùng carton thông dụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thùng carton, bao gồm thùng 3 lớp, 5 lớp, thùng đựng giày, thùng carton có nắp. Mỗi loại sẽ phù hợp với khối lượng và trọng lượng hàng hóa khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Thùng carton 3 lớp
Thùng carton 3 lớp là một trong các loại thùng được sử dụng phổ biến hiện nay. Cấu tạo của thùng bao gồm 3 lớp: Một lớp sóng và hai lớp bề mặt bìa cứng bên ngoài. Cụ thể:
- Lớp mặt: Là lớp ở ngoài cùng thùng carton, có đặc điểm khá mịn, phẳng và đẹp. Lớp giấy này có thể là màu trắng, vàng hoặc nâu.
- Lớp giữa: Là lớp sóng, có nhiệm vụ là lớp đệm cho thùng carton, giữ cho sản phẩm được bảo vệ tốt hơn.
- Lớp đáy: Có thể là lớp giấy thường hoặc giấy cứng để trợ lực cho hộp, tùy vào yêu cầu của khách hàng lựa chọn.
Thùng carton 5 lớp
Thùng carton 5 lớp có cấu tạo đặc biệt với tổng cộng 5 lớp giấy, trong đó bao gồm: 2 lớp sóng giấy hình sin có tác dụng giảm chấn, chịu lực tốt. Xen kẽ ở giữa là 1 lớp giấy phẳng giúp tăng độ cứng và cuối cùng là 2 lớp giấy bìa cứng bên ngoài đóng vai trò bảo vệ bề mặt, chống va đập từ môi trường bên ngoài.
Với thiết kế nhiều lớp chắc chắn, thùng carton 5 lớp được đánh giá là lựa chọn lý tưởng để đóng gói các loại hàng hóa có kích thước lớn, trọng lượng nặng hoặc sản phẩm dễ vỡ cần bảo vệ tối đa trong quá trình vận chuyển. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thường ưu tiên sử dụng loại thùng này cho các mặt hàng như: Đồ gốm sứ, thiết bị điện tử, máy móc, nội thất hoặc hàng xuất khẩu đi xa.

Thùng carton đựng giày
Thùng carton đựng giày được sản xuất từ chất liệu giấy carton cứng, đảm bảo giữ form tốt, hạn chế tình trạng bóp méo hay biến dạng của giày dù vận chuyển đường dài. Tùy theo đặc điểm từng dòng sản phẩm (giày thể thao, giày cao gót, giày da…), doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại hộp carton có kích thước, độ dày, màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

Thùng giấy carton có nắp
Thùng giấy carton có nắp là loại bao bì cao cấp, được thiết kế với kết cấu chắc chắn gồm 4 mặt khép kín, phần đáy phẳng dày dặn giúp bảo vệ hàng hóa bên trong. Điểm đặc biệt nằm ở phần nắp rời, không liền thân như các loại thùng carton thông thường, giúp việc đóng mở trở nên dễ dàng và tiện lợi.
Tuy có giá thành nhỉnh hơn so với các loại thùng carton thông thường, nhưng hộp carton có nắp xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo cho những doanh nghiệp đang theo đuổi phong cách đóng gói cao cấp, muốn nâng tầm giá trị sản phẩm cũng như tạo dấu ấn thương hiệu trong mắt khách hàng.

>>> Xem thêm: Các kích thước thùng carton tiêu chuẩn phổ biến
Những ưu nhược điểm khi sử dụng thùng giấy carton
Để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn có nên sử dụng thùng giấy carton hay không, Hoàng Mỹ Nam đã tổng hợp ngắn gọn các ưu nhược điểm của sản phẩm này trong phần dưới đây:
Ưu điểm
- Dễ tùy chỉnh theo nhu cầu: Thùng carton có thể cắt, gấp, dán hoặc ghim theo nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, rất linh hoạt khi sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng đặt hàng thùng carton theo yêu cầu riêng, phù hợp với từng loại sản phẩm cần đóng gói.
- Giá thành rẻ: Nguyên liệu chính là giấy, dễ sản xuất với số lượng lớn nên giá thành của thùng carton khá rẻ. So với các loại bao bì khác như gỗ hay nhựa, thùng carton là giải pháp kinh tế hơn nhiều.
- Chịu lực cao: Nhờ cấu trúc gồm nhiều lớp sóng giấy, thùng carton có khả năng phân tán lực tác động hiệu quả. Điều này giúp thùng chịu được trọng lượng lớn và bảo vệ tốt sản phẩm bên trong khi vận chuyển.
- Mẫu mã đa dạng: Bề mặt thùng carton khá mịn nên rất thuận tiện cho in logo, hình ảnh, thông tin sản phẩm. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tùy biến mẫu mã, màu sắc theo phong cách thương hiệu, giúp thùng carton trở thành công cụ marketing trực tiếp.
- Trọng lượng nhẹ: Thùng carton có trọng lượng nhẹ, dễ dàng gấp mở và có thể xếp gọn khi chưa sử dụng, giúp tiết kiệm không gian lưu kho và thuận tiện trong khâu vận chuyển.
- Bảo vệ sản phẩm: Thùng carton không chỉ chống va đập mà còn hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào sản phẩm, đảm bảo hàng hóa được bảo vệ tối ưu.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, thùng giấy carton sẽ có một số điểm hạn chế như sau:
- Dễ bắt lửa: Vì được làm từ giấy nên thùng carton không có khả năng chống lửa. Người dùng nên bảo quản thùng ở nhiệt độ thường, tránh các khu vực có nhiệt độ cao.
- Tuổi thọ ngắn: Thùng giấy carton thường không có thời hạn quá dài. Khi gặp không khí ẩm, thùng có thể sẽ bị phân hủy hoặc gặp tình trạng một trong quá trình lưu trữ.
- Kị nước: Giấy carton không chống nước, khi tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao, giấy sẽ mềm nhũn, mất khả năng chịu lực và không còn bảo vệ tốt sản phẩm bên trong.

>>> Xem thêm: Quy trình đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn mới nhất
Các tiêu chuẩn kiểm tra thùng carton bạn nên biết
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thùng carton sẽ dựa trên các yếu tố bao gồm: Vật liệu sản xuất, độ trắng của thùng, độ dày tiêu chuẩn và cuối cùng là độ phẳng. Sau khi được kiểm tra, các mẫu thùng carton sẽ được đưa đến kiểm tra trên hệ thống chuyên dụng để đo lực va đập lực nén và khả năng chịu bục của thùng.
Khi đã hoàn tất quá trình kiểm tra, thùng carton qua bộ phận QC kiểm tra lại lượt cuối cùng trước khi đưa ra thị trường.
Tiêu chuẩn chất lượng thùng carton, hộp carton thông thường
Đối với cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các đơn vị không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhu cầu sử dụng thùng carton chủ yếu là để đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa nội địa. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng chỉ cần đạt mức cơ bản, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thực tế, không quá khắt khe như tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Định lượng giấy carton
Trong các tiêu chí đánh giá chất lượng thùng carton, định lượng giấy (GSM) là yếu tố quan trọng nhất. Hiểu đơn giản, GSM chính là chỉ số trọng lượng giấy tính theo gam trên mỗi mét vuông (g/m²). Định lượng càng cao nghĩa là giấy càng dày, cứng cáp, chịu lực tốt. Thông thường thùng carton 5 lớp sẽ có định lượng giấy khác so với thùng carton 3 lớp hay 2 lớp.
Hiện nay, trên thị trường, các loại hộp carton đóng hàng thông dụng (phổ biến trên sàn thương mại điện tử hoặc cung cấp cho doanh nghiệp nội địa) thường sử dụng loại thùng carton 3 lớp. Định lượng giấy tiêu chuẩn ở mức: 115gsm hoặc 125gsm cho mỗi lớp giấy.
Với những doanh nghiệp cần thùng carton lớn, chịu lực cao để phục vụ mục đích đặc biệt như: Vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, xuất khẩu hàng hóa, đóng gói thủy sản hoặc hàng cần bảo quản trong container lạnh,… Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần dùng thùng carton 5 lớp với định lượng giấy cao hơn, phổ biến từ: 150gsm đến 175gsm trở lên.
- Chất lượng giấy/ màu sắc
Khi lựa chọn thùng carton, bên cạnh kết cấu và số lớp giấy, chất lượng giấy nguyên liệu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền, khả năng chịu lực và tính thẩm mỹ của thùng. Hiện nay, giấy dùng để sản xuất thùng carton có sự chênh lệch về chất lượng tùy theo nguồn gốc và nhà sản xuất, chẳng hạn như giấy nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, hoặc trong nước như Giấy Sài Gòn, Chánh Dương,…
Tùy vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu thẩm mỹ, thùng carton có thể được làm từ các loại giấy có màu sắc khác nhau:
- Màu trắng: Tạo cảm giác sạch sẽ, tinh tế, phù hợp với các sản phẩm cao cấp hoặc cần in ấn nổi bật.
- Màu nâu: Màu nâu tự nhiên có thể đậm hoặc nhạt tùy theo nhà sản xuất. Đây là màu carton phổ biến nhất nhờ tính kinh tế và dễ sử dụng.
- Màu vàng: Ít phổ biến hơn, nhưng mang lại cảm giác sáng sủa, nổi bật, thích hợp cho một số sản phẩm cần gây chú ý.
- Màu xám nhám (giấy xeo): Loại giấy này thường không dùng làm mặt ngoài mà chủ yếu được sử dụng làm lớp sóng bên trong hoặc mặt trong thùng để tiết kiệm chi phí.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu đóng gói hàng gửi bưu điện đầy đủ, chi tiết
Tiêu chuẩn kiểm tra thùng carton nâng cao
Với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong ngành xuất khẩu hay logistics, thùng carton không chỉ là bao bì đóng gói mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn kiểm tra khắt khe về chất lượng. Các tiêu chí quan trọng cần kiểm tra bao gồm:
- Độ trắng của giấy: Độ trắng phản ánh được chất lượng của giấy và cách chúng được xử lý. Giấy có độ trắng tốt càng dễ dàng in ấn hình ảnh hiển thị trên mặt giấy. Để đo được độ trắng của giấy, người ta thường so với mẫu sẵn có, hoặc dùng máy đo màu quang phổ để đo.
- Độ phẳng của giấy: Độ phẳng ảnh hưởng lớn tới chất lượng in ấn và tráng phủ bề mặt. Giấy càng phẳng, chất lượng in và tráng phủ sẽ càng cao. Độ phẳng thường chỉ đo trên giấy carton ép hoặc giấy kraft là chủ yếu thông qua phương pháp thoát khí như parker print surf.
- Độ dày tấm carton: Tấm bìa carton bồi giấy sóng tạo thành tấm carton 3 lớp, 5 lớp,… Độ dày kết hợp với định lượng giấy sẽ phản ánh độ cứng tổng thể thùng carton. Để đo độ dày, người ta thường đo bằng thước panme hoặc dùng máy đo điện tử.
- Độ chịu bục của tấm carton: Độ chịu bục của thùng carton thể hiện khả năng chịu đựng của thùng trong quá trình vận chuyển. Để đo độ bục của thùng, người ta phải dùng máy kiểm tra chuyên dụng. Xác định chỉ số này giúp ta biết được thùng giấy sẽ bị hưng thủng, hư hỏng, từ đó cho ra giá trị tham khảo tốt nhất.
Trên đây là những thông tin quan trọng về cấu tạo thùng carton, cách phân biệt, ưu nhược điểm và các tiêu chuẩn quan trọng kiểm tra chất lượng của thùng. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm này, hãy liên hệ với Hoàng Mỹ Nam để được giải đáp nhé!